Gà bị nấm chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả

Gà bị nấm chân là căn bệnh thường gặp ở vật nuôi, xuất hiện những đốm đỏ và hồng ở dưới chân, đi kèm với các biểu hiện khác nữa. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ để lại hậu quả đáng tiếc, nhất là gà chiến. Muốn có cách chữa trị tình trạng này ở gà, cùng nhà cái Kubet77 tham khảo các thông tin chia sẻ dưới đây.

Gà bị nấm chân là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Đối với gà chọi, chân được xem là bộ phận quan trọng, nhằm tấn công vào các chỗ nhạy cảm của gà địch thủ. Vào một ngày nào đó, ở chân vật nuôi bị sưng phồng, xuất hiện những vảy rộp, rồi tróc lở… có khi phần thịt bên trong bị lòi ra… thì khả năng năng cao gà mắc bệnh nấm chân. 

Theo Kubet77 chia sẻ, gà mắc bệnh nấm chân là do Trichophyton Gallinae gây bệnh Dermatomicosis (nấm mốc trắng). Khi phát hiện bệnh cần cách ly cá thể mắc bệnh, tránh lây lan sang gà khỏe, gây thiệt hại về kinh tế. 

Ngoài vi khuẩn tấn công gây bệnh, thì có nhiều nguyên nhân làm cho gà mắc bệnh nấm chân, trong số đó phải kể tới:

  • Chân gà bị sưng do quá trình tham gia giao chiến. Kết thúc trận đấu chiến binh không được sư kê vệ sinh, rũ bỏ bụi cát và om bóp ngâm chân… dẫn tới bị sưng dần dần hình thành nấm ở bộ phận này. 
  • Môi trường chăn nuôi gà không sạch sẽ, ẩm ướt… cũng làm cho chân gà mắc bệnh nấm. 
  • Ngoài ra, gà bị nấm chân có thể do mắc bệnh lậu đế, bệnh bạch lỵ, bệnh viêm dịch… 

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho gà bị nấm chân

Biểu hiện gà mắc bệnh nấm chân 

Như đã đề cập ở trên, gà bị nấm chân sẽ xuất hiện các đốm đỏ, hồng… cộng với phần vảy bị rộp. Vật nuôi có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu thường xuyên rỉa vào chân, lông và cánh. Không chỉ bị nấm ở bộ phận chân mà còn lan sang cả các bộ phận khác như cổ, đầu, mào… 

Hướng dẫn cách chữa trị bệnh nấm chân ở gà

Khi phát hiện gà có dấu hiệu khác thường ở chân, cần tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện rồi tìm cách chữa trị ngay lập tức. Gà bị nấm chân, chủ chăn nuôi có thể thực hiện các bài thuốc như sau:

Chữa bệnh bằng liều thuốc dân gian

Ngâm nghệ, măng cụt và quế cùng với rượu trắng trong 1 tháng. Sau đó, dùng khăn sạch thấm hỗn hợp và lau ở các bộ phận của gà như chân, cổ, bẹn, đùi, nách… và toàn thân của chiến kê. Mỗi ngày thực hiện thoa hỗn hợp 1 lần, cứ liên tục 7 ngày, sư kê sẽ cảm nhận bệnh nấm chân ở vật nuôi được thuyên giảm. 

Dùng nghệ, măng cụt, quế ngâm với rượu rồi thoa lên mình gà, bệnh nấm chân sẽ thuyên giảm rõ rệt

Còn không, thì chủ chăn nuôi có thể dùng rễ cây bạch hạc ngâm với rượu trắng khoảng 20 ngày. Kế tiếp, dùng hỗn hợp lau toàn thân gà, cứ thực hiện khoảng 5 lần, tình trạng nấm chân ở gà có sự chuyển biến rõ rệt, dần dần sẽ hết. 

Gà bị nấm chân chữa trị bằng thuốc

Ngoài việc sử dụng các liệu thuốc dân gian, anh em có thể dùng một số loại thuốc sau để chữa bệnh nấm chân ở gà. Cụ thể là:

Trước khi dùng thuốc Ketomycine bôi toàn thân của gà, sư kê dùng nước trà xanh hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh vật nuôi, rũ bỏ vi khuẩn và bụi cát. Thực hiện bôi thuốc Ketomycine đúng theo sự hướng dẫn ghi trên bao bì thì gà bị nấm chân mới nhanh khỏi. 

Lão kê chia sẻ, dùng thuốc Ketomycine bôi lên thân gà rất hiệu quả, nhất là chân, bẹn, nách

Bên cạnh đó, sư kê có thể cho gà chiến uống Ketoconazole 200mg celltrion. Ngày thứ 1 uống 1 viên, 2 ngày sau đó cho vật nuôi uống 1 viên nữa. Theo nhà cái Kubet77 chia sẻ chỉ nên cho gà uống 2 viên, không được quá liều lượng, sẽ ảnh hưởng tới thể trạng vật nuôi. 

Một số lưu ý khi chữa bệnh nấm chân ở gà

Khi gà bị nấm chân, chủ chăn nuôi cần cách ly vật nuôi ngay lập tức. Chuẩn bị một không gian sạch sẽ, êm ái… đồng thời phun thuốc sát khuẩn toàn bộ khu vực để ngăn không cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. 

Trong quá trình điều trị gà bị nấm chân, ngoài việc dùng các liệu thuốc được chia sẻ ở trên, anh em còn cho gà uống vitamin, điện giải để tăng sức đề kháng. Đồng thời chế độ ăn uống, cần đảm bảo đủ dưỡng chất để cho bệnh tình của gà được nhanh khỏi. 

Cách đề phòng bệnh nấm chân ở gà hiệu quả 

Đã là sư kê chẳng có ai mong muốn gà bị nấm chân. Vì thế cần lên phương án phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khu vực chuồng trại cần sát khuẩn định kỳ, có thể dùng BIOXIDE hoặc HAN-IODIN 10%, thực hiện đúng theo sự hướng dẫn ghi trên bao bì. 

Sát khuẩn chuồng thường xuyên để ngăn gà bị nấm chân

Gà chiến sau khi thi đấu về nhớ vệ sinh, dùng nước ấm lau sạch toàn bộ vật nuôi. Anh em nhớ kiểm tra phần chân có bị trầy xước gì không, có thể dùng thuốc DERMA SPRAY để sát trùng vết thương. Sau đó, tiến hành cách ly để tiện theo dõi tình trạng gà chiến. 

Tới đây chắc chắn anh em đã nắm rõ hơn về gà bị nấm chân với các kiến thức hữu ích đi kèm. Hi vọng qua bài viết này, chủ chăn nuôi sẽ có được cách điều trị, phòng bệnh để vật nuôi khỏe mạnh, đã ra trận là “bách chiến bách thắng” nhờ sức mạnh của đôi chân. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *