Gà sưng phù đầu có khả năng truyền nhiễm cao, nếu không tìm cách chữa trị nhanh chóng sẽ để lại hậu quả khôn lường, gây thiệt hại kinh tế lớn cho bà con. Hiểu được điều đó, nhà cái Kubet77 chia sẻ cho chủ chăn nuôi nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và hướng phòng chống gà mắc bệnh sưng phù đầu để vật nuôi khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
Nguyên nhân gây bệnh phù đầu ở gà
Gà sưng phù đầu còn có tên gọi khác là sổ mũi truyền nhiễm hay Coryza. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Gr(-) Haemophillus paragallinarum gây ra. Ở bất cứ lứa tuổi nào, gà cũng mắc bệnh này, nhưng thường xảy ra khi gia cầm được 2 tháng tuổi trở lên.
Dấu hiệu nhận biết gà sưng phù đầu
Khi gà mắc bệnh sưng phù đầu sẽ có các dấu hiệu để nhận biết như sau:
- Gà bị sổ mũi. Dịch viêm bên trong chảy ra từ mũi gà. Dần dần sẽ đóng cục thành mủ màu trắng, làm cho 2 bên mũi vật nuôi căng cứng và phình to.
- Chảy nước mắt. Hai mí mắt bị viêm kết mạc nên dính lại với nhau.
- Phần đầu, mặt và mào của gà bị sưng phù.
- Gà lười ăn, kém ăn.
- Vật nuôi ủ rũ, mệt mỏi, lông xơ xác.
- Đi đứng không vững, nếu nặng thì gà có thể bị liệt hoặc vẹo cổ.
- Đối với gà mái thì tỷ lệ đẻ trứng suy giảm đáng kể, dao động ở mức từ 10-40%.
Gà sưng phù đầu mí mắt mở không ra, mệt mỏi, ủ rũ, đi đứng không vững
Bệnh tích gà mắc bệnh sưng phù đầu
Tới đây, chắc chắn bà con đã có nhiều dấu hiệu nhận biết gà sưng phù đầu. Nếu hiểu rõ hơn thì tiến hành mổ sẽ có các bệnh tích như sau:
- Kết mạc bị viêm.
- Viêm xoang dưới hốc mắt.
- Hai bên mũi, mủ cứng đóng cục.
- Túi khi viêm nhiễm.
- Viêm phổi.
Phương thức lây truyền bệnh sưng phù đầu ở gà
Theo các chuyên gia, gà sưng phù đầu có tốc độ lây lan nhanh, với các con đường truyền nhiễm như sau:
- Lây nhiễm từ cá thể bệnh sang gà khỏe.
- Lây nhiễm từ môi trường chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi… có nhiễm mầm bệnh, vật nuôi hít phải nên mắc bệnh.
- Thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn so dịch chảy viêm từ mũi của gà bệnh sang.
Có nhiều con đường lây nhiễm bệnh gà sưng phù đầu
Cách chữa gà mắc bệnh sưng phù đầu nhanh khỏi, hiệu quả
Theo nhà cái Kubet77 chia sẻ, trong quá trình nuôi cần theo dõi thể trạng của gà, nếu có biểu hiện khác thường cần lập tức cách ly, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị sao cho đúng. Khi gà sưng phù đầu, bà con có thể áp dụng các bài thuốc như sau:
Sử dụng thuốc NORFLOXACIN tiêm ở vùng bắp hoặc dưới da của gà. Khi thực hiện tiêm thuốc cho vật nuôi, bà con cần đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì để phát huy tối đa công dụng. Tuyệt đối không được dùng quá liều lượng quy định. Cứ thực hiện liên tục trong suốt 5 ngày, bệnh của gà sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Song hành với đó, cho gà dùng TERRA-COLIVIT, được pha với nước theo tỷ lệ 2g thuốc : 1 lít nước. Cứ cho gà uống liên tục trong vòng 5 ngày. \
Dùng thuốc Tetra – Colvit để chữa gà sưng phù đầu đem lại hiệu quả cao
Sau 5 ngày, khi cho gà dùng 2 loại thuốc trên nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì bà con có thể dùng thêm men Navet-Biozym, cho 7 ngày liên tiếp.
Bên cạnh đó, chủ chăn nuôi còn cho gà sưng phù đầu uống vitamin, điện giải, thuốc giải độc gan thận. Ngoài ra, bà con có thể dùng thêm chất long đờm để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, hình thành chất nhờn, dịch nhầy bên trong mũi của gà.
Phòng chống bệnh sưng phù đầu ở gà
Đã “dấn thân” vào con đường chăn nuôi, bà con đều mong muốn vật nuôi khỏe mạnh, tăng để trạng, vì thế cần lên phương án phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng bệnh gà sưng phù đầu, chủ chăn nuôi cần thực hiện các công tác như sau:
Chuồng trại cần vệ sinh, sát khuẩn và phun thuốc khử trùng thường xuyên theo quy định của cơ quan thú y. Tốt nhất nên xây dựng môi trường sống cho gà ở nơi cao, khô ráo và đảm bảo được tiêu chí mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông.
Cần diệt khuẩn chuồng gà thường xuyên, ngăn chặn vi khuẩn mầm bệnh
Tốt nhất nên nuôi gà cùng lứa tuổi, cùng vào và cùng ra. Khi xuất chuồng, cần để trống chuồng một thời gian, thì mới nuôi lứa mới.
Thức ăn và nước uống cho vật nuôi sạch sẽ, cần đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ. Đừng cho vật nuôi uống nước ở ao, hồ… dễ ảnh hưởng tới thể trạng, hệ tiêu hóa.
Để tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi để không mắc bệnh gà sưng phù đầu cần bổ sung kháng sinh bằng cách trộn chung với thức ăn hoặc pha với nước uống.
Bà con chủ động phương án tiêm vắc xin cho vật nuôi theo quy định của cơ quan thú y, Có thể tiêm cho gà 4 loại như sau: dịch tả, viêm phế quản, hội chứng giảm đẻ và hội chứng sưng phù đầu ở gà.
Tới đây, Kubet77 hi vọng chủ chăn nuôi đã có thêm nhiều kiến thức về gà sưng phù đầu để có hướng xử lý tại nhà khi vật nuôi mắc bệnh. Điều trị đúng đắn cũng như có biện pháp phòng bệnh hiệu quả sẽ giúp cho đàn gà khỏe mạnh, bội thu.